ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG CỦA THIÊN MA

 

1. Chu trình sinh trưởng của Thiên Ma

1. Đốn thân cây gỗ

Đốn cây gỗ vào thời kì nhựa cây ngưng lại, trước khi lượng nhựa cây nhiều lên (Trước thời kì rụng lá và ra lộc)

 

2. Công đoạn đốn thân cây

Sau khi điều chỉnh độ ẩm, đốn thân cây thành khúc dài 40cm

 

3. Công đoạn xới đất/ làm bằng phẳng

Xới đắp đất cao khoảng 50~60cm sau đó làm bằng phẳng mặt đất đã xới lên bằng phẳng như với mặt đất ban đầu để sắp xếp thân cây lên

 

4. Sắp xếp thân cây

Xếp đều đặn các thân gỗ đã dược đốn 1 cách đều đặn, ngay ngắn như lát gỗ sàn nhà

 

5. Gieo sợi nấm

Sau khi sắp xếp thân cây gỗ, cho những sợi nấm khỏe mạnh vào giữa từng các thân gỗ lúc này làm sao để sợi nấm dính vào thân cây gỗ là tốt nhất

 

6. Cấy thiên ma giống

Sau khi gieo mầm khuẩn thì chúng ta cấy thiên ma giống vào xung quanh thân gỗ và sợi nấm

 

7. Làm bờ/ làm luống

Sau khi chọn lựa thiên ma giống và cố định vị trí  giống thì lấy phần đất bên cạnh đắp bờ cao 15~20cm, lúc này bờ có hình dạng bầu dục đây là công đoạn nhằm giúp sự thoát nước được dễ dàng

 

8. Công đoạn làm lớp che phủ (phủ rơm rạ)

Sau khi hoàn thành công đoạn tạo bờ thoát nước thì che lên 1 lớp phủ bằng rơm rạ hoặc lá cây dày hơn 5cm, để gió không thổi bay thì dùng  màn chắn lên ngoài ra màng chắn cũng có tác dụng tránh hạn hán và nước mưa trực tiếp chảy vào trong

 

9. Quản lý nhiệt độ

Phạm vi nhiệt độ sinh trưởng của thiên ma  là từ 10~30 độ c, thích hợp nhất là từ 15~25 độ c Thiên ma sinh trưởng vào từ đầu mùa xuân cho tới đầu mùa đông thì không cần phải  lo lắng về nhiệt độ

 

 

10. Thu hoạch thiên ma

Thời gian thu hoạch thiên ma là từ tháng 11 đến đầu tháng 12 hoặc giữa tháng 3~4 năm sau

Trước tiên lấy lớp phủ trên bờ ra rồi lấy cuốc gạt ra tồi thu hoạch các củ thiên ma lớn ở giữa các nghách. Lúc này thu hoạch thiên ma lớn, còn các củ nhỏ lại dung làm giống (thời gian thân cây sồi bị cạn kiệt chất dinh dưỡng: khă năng có thể cho thu hoạch trong vòng khoảng 2~3 năm).

 

2. Điều kiện sinh trưởng của thiên ma

1. Nhiệt độ

- Ở độ cao 10cm và nhiệt độ 10 độ C thì thiên ma sẽ bắt đầu mọc mầm, nếu nhiệt độ vào khoảng 20-25 độ thì thiên ma sẽ phát triển rất nhanh, ở 30 độ thì sự phát triển sẽ bị hạn chế. Nếu trường hợp nhiệt độ liên tục cao thì củ thiên ma sẽ bị thối. 

- Nên vào mùa hè, người ta phải che màn chắn lại để điểu chỉnh nhiệt độ xuống dưới 28 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 14 độ C thì thiên ma sẽ từ từ ngưng lớn lên và rơi vào trạng thái ngưng phát triển. Vào mùa đông, sự chịu lạnh của thiên ma sẽ mạnh hơn, cho dù nhiệt độ 0 độ C duy trì liên tục thì nó vẫn vượt qua được. 

- Thiên ma có đặc tính cần thiết để chịu lạnh và ngưng phát triển trong mùa đông với nhiệt độ thích hợp là từ 1-5 độ c và thời gian ngưng phát triền ít nhất là 3 tháng. Nếu vào mùa đông nhiệt độ tăng cao không đáp ứng được nhu cầu nhiệt độ cho thiên ma thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thiên ma vào năm sau, thậm cũng có trường hợp không thể nảy mầm. Nhiệt độ là yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển của thiên ma.

 

2. Độ ẩm

- Thiên ma ưa môi trường sống se lạnh và ẩm ướt. 

- Thích hợp nhất với độ ẩm không khí 80-90%, hàm lượng nước của đất từ 50-60% (vào mùa xuân và mùa thu là 40%, vào mùa đông từ 25-30%). 

- Hạn hán ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của thiên ma, nếu độ ẩm quá cao, đặc biệt là vào mùa đông thì củ thiên ma sẽ bị thối.

 

3. Ánh nắng

- Củ thiên ma lớn lên không cần đến ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho củ thiên ma. Khi thiên ma lớn lên và nở hoa ánh nắng hỗ trợ nhất định cho việc kết trái. 

- Thích hợp nhất  với đất mùn có độ thông khí và thoát nước tốt, đất cát hoặc đất phù sa, độ ph 5-6.