ĐẶC TÍNH CỦA CỦ THIÊN MA

 

 

1. Đặc tính của Thiên Ma

 

Từ xưa tới nay củ Thiên Ma được ghi chép là một loại dược liệu trong rất nhiều sách báo và tài kiệu y dược. Chính vì vậy mà có rất nhiều thông tin liên quan tới thành phần, đặc tính, hiệu quả… của Thiên Ma.

 

 

2. Thiên Ma khác với các loại Ma khác tương tự như sự khác nhau giữa Sâm núi & Cây Hoa Chuông

 

củ Thiên Ma và củ ma đều có âm “ma” nên rất nhiều người hiểu lầm Thiên Ma là thực vật thuộc họ ma. Tuy nhiên chúng khác nhau từ phân loại chủng loài mang tính sinh vật học (thiên ma: họ lan, ma: họ ma). Với đặc trưng, đặc điểm đó thì chắc chắn chúng là 2 loài thực vật khác nhau. Theo một tài liệu hình ảnh trên website “phòng triễn lãm – tài liệu hình ảnh” thì sự khác nhau đó đã được phân tích rất rõ ràng.

 

3. Thiên Ma có rất nhiều vị

 
Các loài thực vật thông thường chỉ có 1 đến 2 vị nhưng thiên ma lại có rất nhiều vị.
Thiên Ma ngoài vị ngọt, đắng, cay, chua, còn có vị nhạt, thơm, hăng, khai, đậm đà.
 

4. Thiên Ma là một loài thực vật sống ký sinh, hấp thụ dưỡng khí từ thân cây sồi để sinh trưởng & phát triển

Thiên Ma (Gastrodia elata) được biết đến là loài thực vật họ lan lâu năm tự mọc ở những vùng núi cao ở Đông Bắc Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc. Mặc dù là loài thực vật bậc cao nhưng Thiên Ma không có chất diệp lục và không thể quang hợp như thực vật lá đơn, nó sống cộng sinh cùng sợi nấm cây dâu tằm và hình thành củ dưới lòng đất.
 
Hoa của củ Thiên Ma thụ phấn nhờ côn trùng, nở vào tháng 6 đến tháng 7, mặc dù nở từ 30~70 hoa nhưng vì không có mật và không có hương thơm nên  sự thụ phấn không hề dễ dàng. Vì vậy, rất khó hình thành hạt giống. (Vì những hạt giống được hình thành có thể có phôi hoặc không có phôi nên không thể tự sinh sản). Sau khi nảy mầm thì nó cộng sinh cùng sợi nấm mật vòng, hút chất dinh dưỡng để phát triển. 

 

5. Thiên Ma được phân loại theo màu sắc của thân cây

 
Theo màu sắc của thân Thiên Ma trên mặt đất thì được phân loại thành Thiên Ma hồng, thiên ma xanh, thiên ma lục, thiên ma vàng. Vì Thiên Ma sinh sản vô tính nên việc nuôi trồng gặp rất nhiều khó khăn.
 

 

6. Thiên Ma chứa rất nhiều thành phần đa dạng

 

Thành phần chủ yếu của củ thiên ma được biết đến là Gastrodin. Gần đây, còn phát hiện Thiên ma có chứa thêm lượng lớn thành phần chống oxi hóa Ergothioneine. Ergothioneine là 1 thành phần rất đặc biệt ở các động thực vật không thể tự tổng hợp được mà chủ yếu phải tổng hợp thông qua sợi nấm, được sử dụng như là thành phần chính trong mỹ phẩm và thuốc bổ của nước ngoài.
 
So với nấm linh chi, nấm kim châm thì hàm lượng Ergothioneine chứa trong thiên ma nhiều hơn gấp trên 10~50 lần. Nghiên cứu đã cho thấy đây là 1 trong những thành phần chính không khác gì so với hàm lượng thành phần chính Gastrodin vốn có ở Thiên ma.
 

 

7. Thiên Ma đã được biết đến như một loại dược liệu quý từ 3000 năm trước

 

Thân củ Thiên Ma trong lòng đất đang được ứng dụng bằng rất nhiều phương pháp trong đông y như 1 vị thuốc quí được dùng ở phương Đông từ 3000 năm trước.

 

 

 

8. Thiên Ma chỉ sinh trưởng được khi được nuôi trồng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên

 
- Thiên Ma phải được trồng ở vùng đất không bị ô nhiễm. Vì Thiên Ma sẽ không sống được ở vùng đất bị nhiễm hàm lượng dư thừa của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
 
- Trong quá trình nuôi trồng Thiên Ma nếu bón phân, phun thuốc cỏ, thuốc trừ sâu thì thiên ma không thế sinh trưởng được. Mầm Thiên Ma sẽ thối dần và chết.