5 Di chứng của bệnh đột quỵ ai cũng nên biết

Bệnh đột quỵ ngày nay rất phổ biến, nó không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở người trẻ. Bệnh để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng nặng đến cuộc sống. Vậy có những di chứng của bệnh đột quỵ nào thường hay gặp? Dưới đây là những gợi ý dành cho các bạn.

 

5 di chứng của bệnh đột quỵ

Những người bị tai biến sẽ gặp phải 5 di chứng dưới đây:

Liệt vận động 

Theo thống kê thì có khoảng 90% người bị liệt vận động, cụ thể là liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người... sau đột quỵ. Di chứng này gây nên nhiều khó khăn cho người bệnh về sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân khi liệt nằm lâu ngày có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như cứng khớp, loét các điểm tỳ đè, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,… thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. 

Sau đột quỵ, người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng để giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, ùn tắc đờm rãi. Đồng thời tránh cứng khớp, các nhiễm trùng cơ hội khác từ đó giúp cho cơ lực khỏe hơn và nhanh hồi phục.

di chứng của bệnh đột quỵ

Có khoảng 90% người bị liệt vận động sau đột quỵ

Rối loạn ngôn ngữ

Sau đột quỵ, những người bệnh có thể gặp một số rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương ở vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ với một số biểu hiện như nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được. Và để khắc phục rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ, những người xung quanh cần giúp người bệnh học lại những kỹ năng giao tiếp.

Suy giảm nhận thức

Đây là một trong những di chứng của bệnh đột quỵ gây giảm sút trí tuệ. Người bệnh khi bị rối loạn nhận thức sẽ có các biểu hiện như hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, không hiểu được lời nói của người khác, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình…

Trầm cảm, rối loạn cảm xúc

Người bệnh sau khi bị đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân vì vậy phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ mắc một số chứng rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp, không thể tham gia các hoạt động, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến những hiện tượng như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động,…

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng. Vậy nên những người bệnh nên tham gia nhóm hoặc câu lạc bộ đột quỵ nào đó để kết bạn và chia sẻ với những người bạn mới có cùng hoàn cảnh với mình. 

Rối loạn tiểu tiện

Người bệnh khi bị đột quỵ sẽ không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với những chứng rối loạn nhận thức, cảm giác. Chính vì thế việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và từ đó giúp người bệnh có tinh thần thoải mái.

di chứng của bệnh đột quỵ

Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề

 

Phòng tránh di chứng của bệnh đột quỵ

Để phòng tránh được những di chứng trên thì gia đình, người thân bệnh nhân cần phải có những giải pháp phòng tránh dưới đây:

Tạo cho người bệnh với một không gian rộng phải đủ rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng. Tránh đặt người bệnh bên liệt hướng vào vách tường, vật dụng đặt về một phía bên liệt

Chống loét: Xoay trở người bệnh ít nhất mỗi 2 giờ một lần. Đặc biệt bạn cũng có thể dùng vòng chống loét nếu như người bệnh ở trạng thái hôn mê. 

Chống ứ đọng đờm dãi: Nên đặt người bệnh nằm đầu cao, nghiêng về một bên. Đồng thời tiến hành hút đàm rãi thường xuyên và vỗ lưng, vai cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. 

Tập vận động phần chi liệt và chi không liệt: Kiểm tra thường xuyên vùng khớp cổ chân, gối, khuỷu, bàn tay cũng như các ngón tay để đề phòng cứng khớp. Khi cho bệnh nhân đứng cần để ý đến vùng khớp gối đồng thời cố gắng giữ cho đầu gối thẳng và song song với chân lành. 

Nên sử dụng những kích thích da người bệnh như vuốt, vỗ nhẹ... tập vận động vùng mặt, massage và giữ mặt ấm; hướng dẫn cho người bệnh phát âm như a, o, e..., tập nói. Bên cạnh việc tập thường xuyên cho người bệnh thì việc đặt đúng tư thế người bệnh cũng vô cùng quan trọng.

di chứng của bệnh đột quỵ

Phòng tránh di chứng của bệnh đột quỵ bằng nhiều biện pháp điều trị tích cực

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài việc sử dụng thuốc, tập luyện thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh. Đó là:

Thức ăn cần phải cân đối và đáp ứng đủ những chất cần thiết như:

  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ...)
  • Chất bột đường (gạo, mì, bánh mì...)
  • Chất béo (dầu, mỡ) 
  • Vitamin và chất xơ (rau củ quả và trái cây)

Thức ăn phải được chế biến phù hợp với việc nhai của người bệnh. Vì vậy bạn hãy cắt nhỏ, băm nhuyễn hoặc ninh nhừ để người bệnh dễ ăn,dễ hấp thụ. Nên chia đều 3 - 4 bữa/ngày. Năng lượng trong khẩu phần cũng nên giảm bớt, không nên cho người bị đột quỵ ăn quá no để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, nhất là người bệnh nằm liệt giường hoặc đi lại hạn chế bởi những đối tượng này có nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.

Khẩu phần ăn nên giảm muối và nước, nguyên nhân là bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù do chức năng thận kém. Đồng thời cũng nên tránh sử dụng gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê... và một số loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, pate, xúc xích...

Đối với những người bệnh không thể tự ăn được do liệt cơ hầu họng phải nuôi ăn qua ống xông thì chế độ ăn uống phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Còn đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh lý phức tạp như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.

di chứng của bệnh đột quỵ

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh

 

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn 5 di chứng của bệnh đột quỵ xảy ra nhiều đối với những người bị mắc chứng tai biến. Hãy luôn thực hiện những biện pháp phòng tránh cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp người bệnh nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như Thiên ma cũng được nhiều người lựa chọn. Vì vậy, khách hàng hãy liên hệ với Yuhan để nhận được nhiều sự lựa chọn cũng như được báo giá phù hợp. 

 

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Chữa bệnh đột quỵ bằng diện chẩn

Next

Dịch tễ học bệnh đột quỵ & những điều bạn cần biết