Dịch tễ học bệnh đột quỵ & những điều bạn cần biết

Đột quỵ là bệnh thường hay gặp ở những người bị huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, thừa cân, rối loạn chuyển hóa mỡ, những người uống nhiều rượu bia, thần kinh căng thẳng… Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy những đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc đột quỵ cao và trong quá trình phòng tránh dịch tễ học bệnh đột quỵ cần lưu ý những vấn đề gì?

 

Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh đột quỵ

6 đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ dễ mắc đột quỵ:

Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ

Nếu gia đình từng có người thân bị đột quỵ thì bạn cũng có thể tăng nguy cơ đột quỵ do nếp sống, thói quen hoặc do có yếu tố di truyền. Do đó hãy báo với bác sĩ về những tiền sử của gia đình bạn để từ đó có được những lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Người bị đái tháo đường (tiểu đường)

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến những biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… So với người bình thường thì những người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần. 

Người bị cao huyết áp

Huyết áp cao có thể gây nên nhiều bệnh về mạch máu tiến triển chậm trong cơ thể, bao gồm bệnh tim và não. Bệnh về mạch máu có thể làm hình thành các huyết khối hoặc nguy cơ huyết khối trong khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các mạch máu khiếm khuyết mang hình dạng bất thường. Có thể nó sẽ bị vỡ khi bị vỡ nếu nó bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.

Người có lượng cholesterol cao

Cholesterol cao có thể hủy hoại những “lớp áo” trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây nên hiện tượng xơ cứng các mạch máu từ đó làm tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch

Những người bị mắc một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao. 

Người đang hút thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ gây nên hiện tượng viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá ít hơn 10 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Người hút 2 gói thuốc/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Chính vì vậy việc bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

dịch tễ học bệnh đột quỵ

Những người cao tuổi, huyết áp cao, tiểu đường, hút nhiều thuốc lá… là đối tượng dễ mắc bệnh đột quỵ

 

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Một số dấu hiệu báo động đột quỵ xảy ra khi một người đang trong tình trạng sức khỏe bình thường đột ngột xuất hiện một trong những khiếm khuyết về chức năng thần kinh sau:

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội kèm nôn ói hay thay đổi ý thức (lú lẫn, lơ mơ)
  • Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, mất khả năng nói thành lời nhưng vẫn hiểu lời nói, mất khả năng hiểu lời nói (người bệnh nói nhiều và nói quá thừa)
  • Rối loạn cảm giác: tê hay giảm cảm giác bất thường mặt, tay hay chân
  • Bất thường vận động: yếu hay liệt tay, chân nửa người hay tứ chi
  • Chóng mặt kèm với đi loạng choạng, mất thăng bằng
  • Nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị lực một hay hai bên mắt, khiếm khuyết thị trường, sụp mi mắt, méo miệng, nuốt sặc
  • Suy giảm khả năng sử dụng một đồ vật quen thuộc, quên/ suy giảm trí nhớ

Bệnh đột quỵ là một cấp cứu y khoa, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm thì càng tốt để có thể tổn thương não tối thiểu nhất. Vì vậy mà khi có người thân có dấu hiệu báo động đột quỵ cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay, không nên thực hiện cạo gió, chích lể máu, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc…và trên đường chuyển người đến bệnh viện phải đảm bảo an toàn, tránh sự va chạm nhất là phần cơ thể bị yếu, liệt. 

dịch tễ học bệnh đột quỵ

Bệnh nhân bị đột quỵ cần được điều trị càng sớm thì càng tốt để có thể tổn thương não tối thiểu nhất

 

Những lưu ý trong quá trình phòng tránh đột quỵ

Tuân thủ phương pháp điều trị và kiểm soát tốt huyết áp, đường máu và mỡ máu. Duy trì những thói quen tốt hằng ngày như đi ngủ - thức dậy đúng giờ, tập thể dục thể thao mỗi ngày, uống thuốc bác sĩ kê đầy đủ, ăn uống điều độ. Tránh và hạn chế stress, căng thẳng, tránh những thói quen ăn uống không tốt cho sức khoẻ như ăn quá nhiều đồ ngọt, ăn quá mặn, ăn nhiều bánh kẹo, thịt hộp và đồ chế biến sẵn. Uống quá nhiều rượu kèm theo việc hút thuốc lá là nguyên nhân rất nguy hiểm với những bệnh lý mạch máu này. Ðồng thời, người bệnh nên ăn sáng đầy đủ, buổi trưa và tối ăn ít hơn để tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Với những người có nguy cơ cao bị bệnh đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng mỡ máu, tiền sử gia đình có người thân bị tai biến hay nhồi máu cơ tim, những người trên 50 tuổi và ngồi nhiều ít vận động, hút thuốc lá - uống rượu thường xuyên, người bị bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh về hệ thống miễn dịch, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai nghén hoặc tiền sản giật… nên đi kiểm tra và khám sức khỏe toàn diện.

Đa số các trường hợp đột quỵ do thiếu máu não thường có những triệu chứng báo trước nguy cơ. Có thể kể đến như một cơn choáng váng chóng mặt, mờ mắt và bị mất kiểm soát trong vài giây hay bị một cơn tê yếu nửa người thoáng qua, tự nhiên nói khó, đớ giọng, méo miệng và sau đó thì phục hồi... Khi có những dấu hiệu này, người nhà hãy nhanh chóng gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn hoặc đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Không nên tự xử lý bằng thuốc hoặc các phương pháp khác nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

dịch tễ học bệnh đột quỵ

Điều trị đột quỵ cần tuân thủ việc điều trị và kiểm soát tốt huyết áp, đường máu và mỡ máu

 

Kết luận

Có thể nói dịch tễ học bệnh đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phát hiện cũng như cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là nguy hại đến tính mạng. Bên cạnh đó, việc sử dụng dòng sản phẩm Thiên ma cũng được nhiều người lựa chọn. Hãy liên hệ với công ty Yuhan Việt Nam để chọn được sản phẩm chất lượng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

__________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

5 Di chứng của bệnh đột quỵ ai cũng nên biết

Next

Chia sẻ một số phương pháp điều trị bệnh đột quỵ phổ biến hiện nay